Breaking News
Loading...
8/24/13

LUYỆN TIẾNG ANH GIAO TIẾP & BÍ QUYẾT GIAO TIẾP TIẾNG ANH LƯU LOÁT SỐ 6

10:00 AM

PHẢN XẠ NÓI NHANH

Phản xạ nói nhanh

Phản xạ nói nhanh
Ngày nay, khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ quốc tế thì việc học tiếng Anh không chỉ dừng lại ở việc nắm vững ngữ pháp, đọc viết để làm các bài kiểm tra thông thường mà việc thành thạo, tự tin trong giao tiếp hằng ngày cũng hết sức quan trọng.
Nhưng có một thực tế đáng buồn đang xảy ra ở nước ta đó là, nhiều người đã bỏ ra khá nhiều thời gian & công sức để học tiếng Anh mà vẫn không thể trao đổi giao tiếp tiếng Anh được. Chúng ta có thể nêu lên vô vàng lý do, tuy nhiên, nguyên nhân then chốt nhất vẫn là quan điểm và cách học.
Sau đây luyện tiếng Anh giao tiếp sẽ đưa ra một vài giải pháp, giúp bạn khắc phục những hạn chế trong phản xạ nói tiếng Anh.
Trong quá trình thúc đẩy phản xạ nói nhanh, bạn nên giới hạn thời gian & đề ra những quy luật nghiêm khắc để giúp mình có thể phản xạ nhanh trong khi giao tiếp. Ví dụ: bạn đề ra một thời gian nào đó cho việc phát triển một câu nói mới. Bạn nên nghiêm khắc với thời gian mà bạn đã đề ra. Có như vậy, bộ óc bạn mới phát huy khả năng làm việc và phản xạ nói của bạn mới được cải thiện.
Bên cạnh đó, bạn nên ứng dụng văn phạm vào nói tiếng Anh của mình sao cho chính xác. Tuy nhiên, cũng không nên quá chú ý đến văn phạm gây cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếngAnh, vì sợ sai . Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi.
Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng cấu trúc câu vào nói. Từ một cấu trúc câu, bạn có thể kết hợp với các từ vựng đơn lẻ khác để hình thành nên các câu mới. Việc phát triển câu trên cơ sở cấu trúc có sẵn tạo ra câu đúng văn phong bản ngữ và tránh khỏi tình trạng lắp ghép theo kiểu từng từ (word by word) như lối phát triển câu trước nay.
 Ví dụ: “I have difficulty sleeping” (tôi bị khó ngủ), ta có cấu trúc, “to have difficulty (in) doing something” – gặp khó khăn khi làm chuyện gì đó. Với cấu trúc này, bạn có thể thay bất kỳ động từ nào ở dạng thêm đuôi –ing vào thay cho “doing something” để hình thành nên rất nhiều câu mới khác nhau: “I have difficulty talking in public” (Tôi gặp khó khăn khi nói chuyện trước đám đông) hay “I have difficulty making friends” (Tôi gặp khó khăn trong việc kết bạn)…
Học theo phương pháp này, từ một cấu trúc câu mà bạn học thuộc lòng, nhuần nhuyễn, bạn có thể dễ dàng tạo ra nhiều câu mới một cách linh hoạt và đúng đắn mà rất dễ thực hiện. Ứng dụng cấu trúc câu vào nói sẽ giúp phản xạ nói của bạn nhanh hơn và chính xác về mặt ngữ pháp.
Hơn nữa, áp dụng cụm từ vào giao tiếp cũng rất quan trọng và đạt được hiệu quả diễn đạt cao. Bạn nên ứng dụng những phrasal verbs, idioms,…vào trong việc nói của mình. Hạn chế nói những từ vựng riêng lẻ khi giao tiếp tiếng Anh vì như thế sẽ rất nhàm chán và khô khan. Tập đặt câu, càng nhiều càng tốt với những cụm từ theo những ngữ cảnh tương tự trong bài.
Ví dụ như: Với phrasal verb look after sb: chăm sóc ai đó, ta có thể vận dụng để đặt câu: Children should look after their old parents or If he is ill, his parents will look after him. Hay với ví dụ về idiom như: “Everybody is on the same page” = mọi người đều hiểu vấn đề , ta có thể đặt câu: “Before we make any decisions today, I’d like to make sure that everyone is on the same page.”
Tóm lại, để phát triển phản xạ nói nhanh không những giúp bạn giao tiếp tiếng Anh lưu loát mà còn phát triển tư duy nhạy bén để ứng phó với những tình huống cấp bách trong cuộc sống. Nếu các bạn áp dụng theo những hướng dẫn trên, luyện tiếng Anh giao tiếp tin chắc phản xạ nói của bạn sớm cải thiện rõ rệt.

0 nhận xét :

Post a Comment

Cám ơn đã đọc bài viết!
» Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc GỬI THƯ cho mình. Bạn cũng có thể liên kết với mình TẠI ĐÂY
» Những comment spamlink hoặc nói lời thô tục, khó nghe sẽ bị xóa bỏ!
» Các bạn hãy MÃ HÓA CODE trước khi chèn vào nhận xét.
» Chèn link bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên</a>
» Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>
» Chèn hình ảnh: [img]Link_hình[/img]
Thank You!

Mã Hóa Code

 
Toggle Footer